Tin tức

16-08-2021
Một trong những trở ngại chính trong quá trình phát triển mà nhiều trẻ tự kỷ gặp phải là thiếu kỹ năng quan sát.
Học quan sát là việc quá trình không có sự hướng dẫn rõ ràng, chỉ bằng cách quan sát người khác làm điều gì đó và thực hiện lại những gì họ làm.
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc học bằng cách quan sát người khác và tiếp thu thông tin đó một cách tình cờ.
Ví dụ, một đứa trẻ phát triển bình thường có thể quan sát cách trẻ khác chơi đồ chơi như thế nào. Ngày hôm sau ở nhà hoặc ở trường, trẻ này có thể thao tác, thực hiện lại quá trình chơi đó mà không cần được dạy cụ thể về cách chơi. Tức là, đứa trẻ này quan sát, ghi nhớ thông tin và tái hiện lại quá trình chơi đó một cách tự nhiên.
Đối với trẻ mắc chứng tự kỷ có thể thiếu những kỹ năng bắt chước này và vì vậy khi chúng ở trong một môi trường có nhiều bạn bè đống trang lứa để học hỏi thì việc học tập diễn ra rất ít. Cơ hội học tập quan sát diễn ra cả ngày và có thể đóng hóp vào một lượng đáng kể những gì chúng học được.
Vì vậy, trong quá trình can thiệp, một trong những kỹ năng đầu tiên được dạy cho trẻ tự kỷ là kỹ năng tham gia và bắt chước. Ban đầu, những bài tập bắt chước này có thể chỉ đơn giản là bắt chước một cái bàn tay hoặc một cái vẫy tay. Sau đó, những kỹ năng bắt chước này được mở rộng để đứa trẻ có thể bắt chước những hành vi phức tạp: chơi luân phiên, đóng vai hoặc tưởng tượng; hoặc có thể thực hiện được các hoạt động chăm sóc bản thân như đánh răng, tắm, gội.
Do đó, bắt chước là một trong những kỹ năng nền tảng cơ bản cần thiết cho bất kỳ đứa trẻ nào để trở thành một người học thành công.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận