Trẻ tự kỷ

Tự kỷ (Autism), hay rối loạn phổ tự kỷ nói đến một nhóm các rối loạn phức tạp trong sự phát triển của não bộ. Nhóm rối loạn này được đặc trưng bởi những khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp bằng lời và không lời, các hành vi sở thích định hình lặp lại.

Các dấu hiệu và triệu chứng của Rối loạn phổ tự kỷ

Hai lĩnh vực suy yếu:

(1) Suy yếu giao tiếp xã hội:

  • Hành vi phi ngôn ngữ (khong hoặc hạn chế nhìn mắt, không hoặc hạn chế chỉ tay, không hoặc rất ít sự chú ý đồng thời ….)
  • Chia sẻ (Không có nhu cầu chia sẻ cảm xúc nếu thấy cái gì đó mới, lạ, đáng sợ, không có nhu cầu chú ý từ người khác)
  • Tính chất qua lại/ trao đổi trong quan hệ
  • Hiểu cảm xúc (không nhận biết được người khác vui hay buồn, mẹ đang ốm và buồn nhưng trẻ vẫn có thể chạy cười);
  • Không có hoặc thiếu tình bạn/ không chơi với bạn cùng trang lứa (trẻ không hứng thú, không thích tương tác, nói chuyện và chia sẻ với người khác, không có bạn bè, có thể né tránh tiếp xúc với người khác)
  • Nhiều người tự kỷ không thể nói hoặc chỉ một số từ; chậm ngôn ngữ hoặc không thể duy trì giao tiếp; kể cả khi trẻ có thể giao tiếp thì cách nói chuyện thường lạ, ít sự tiếp nối, không gây hứng thú, không đúng cách và gây chán cho người khác;
  • Sử dụng ngôn ngữ rập khuôn hoặc lạ/ vô nghĩa, ví dụ lặp lại một đoạn quảng cáo hoặc chương trình phát thanh

Ở trẻ nhỏ 

Ít, hay thay đổi hoặc thiếu nhất quán về:

  • Đáp ứng với sự khởi đầu tương tác từ người khác
  • Tham gia vào các trò chơi qua lại
  • Thu hút sự chú ý từ người khác
  • Hứng thú với trẻ khác
  • Bắt chước người khác
  • Giao tiếp để hướng sự chú ý đến người khác
  • Sử dụng cử chỉ, điệu bộ
  • Sử dụng tương tác mắt
  • Đáp ứng với âm thanh/ gọi tên

Các dấu hiệu ” nguy cơ”

  • Ít hoặc không đáp ứng qua lại về xã hội
  • Ít hoặc không chơi các trò qua lại, đóng vai
  • Ít hoặc không đòi hỏi sự chú ý
  • Ít hoặc không bắt chước hành động của người khác
  • Ít hoặc không hứng thú với trẻ cùng tuổi
  • Ít hoặc không chơi đúng cách, chơi tưởng tượng, chơi đóng vai

Những dấu hiệu qua lời kể của bố mẹ: 

  • “Cháu không chú ý khi tôi nói chuyện hoặc dạy”
  • “Khó để cháu chú ý đến mình”
  • “Cháu có vẻ luôn ở thế giới riêng”
  • “Cháu làm mọi thứ theo cách riêng”
  • “Cháu làm ngơi hoàn toàn với mọi người”
  • “Cháu nó tự đi lấy mọi thứ”
  • “Cháu không cho tôi biết cháu muốn gì”
  • Cháu dùng tay của tôi và kéo đến thứ mà cháu muốn”
  • “Cháu có thể hát hoặc lặp lại đoạn quảng cáo nhưng không thể dùng từ để yêu cầu”
  • ” Chúng tôi tưởng cháu bị điếc”

(2) Hành vi, sở thích, hoạt động định hình lặp lại:

  • Các hoạt động vận động cơ, sử dụng đồ vật hoặc lời nói rập khuôn hoặc lặp lại (ví dụ: xếp đồ chơi thành hàng hoặc lật đồ chơi, lời nói lặp lại, lạ lùng)
  • Nhấn mạnh sự giống nhau, tuân thủ cứng nhắc lịch trình sinh hoạt động, hoặc các mẫu nghi thức hành vi bằng lời hoặc không lời (ví dụ, rất khó chịu với những thay đổi nhỏ, khó khăn với những sự chuyển tiếp, các mẫu suy nghĩ cứng nhắc, nghi thức chào hỏi, cần phải cùng một lịch trình hoặc ăn cùng thức ăn hàng ngày…)
  • Những sở thích hạn hẹp và cắm chốt và có tính bất thường về cường độ hoặc mức tập tủng (ví dụ: sự gắn bó mạnh mẽ hoặc bận tâm với các đồ vật một cách không bình thường, sự thích thú bị giới hạn quá mức hoặc quá dai dẳng)
  • Phản ứng quá mức hoặc dưới mức bình thường đến cảm giác đầu vào hoặc quan tâm đặc biệt trong khía cạnh cảm giác của môi trường (VD; thờ ơ với đau đớn/ nhiệt độ, phản ứng khó chịu với âm thanh hoặc bề mặt cụ thể: ngửi hoặc sờ mó đồ vật, đam mê với ánh sáng hoặc sự di chuyển một cách quá mức)

Đặc điểm về hành vi và sở thích ở trẻ nhỏ:

  • Ít, hay thay đổi hoặc thiếu nhất quán về: Chơi chức năng; Chơi tưởng tượng; Chơi đa dạng
  • Và chơi một mình; Hành vi lặp lại; Sở thích và chơi cảm giác

Lưu ý

  • Một số trẻ có biểu hiện rõ từ khá sớm (VD: 12 tháng), một số trẻ thậm chí đến 4, 5 tuổi hoặc lớn hơn mới thể hiện rõ ràng các triệu chứng của tự kỷ
  • Suy yếu tương tác xã hội và giao tiếp không có nghĩa là “hoàn toàn không”. Sự khác biệt nằm ở:

*  Mức độ thường xuyên

* Chất lượng

* Khung cảnh

* Sự nhất quán

* Nỗ lực (của người giao tiếp)

* Không có 2 người tự kỷ giống nhau

*Không phải mọi trẻ tự kỷ có các biểu hiện như đã đề cập. Trẻ có một vài biểu hiện trên không nhất thiết bị tự kỷ

*Chẩn đoán tự kỷ dựa vào các mẫu hành vi xuất hiện dựa trên quan sát và tương tác trực tiếp kết hợp thông tin từ người chăm sóc

Những vấn đề thường đi kèm với Rối loạn phổ tự kỷ

  • 30 – 40% trẻ tự kỷ bị động kinh
  • Chậm phát triển trí tuệ/ tâm thần: từ 25 đến 75%
  • Khó khăn giấc ngủ: khó vào giấc, ngủ không sâu, ít ngủ, thức nửa đêm
  • Các phản ứng kỳ lạ đối với các kích thích vật lý (cơ thể), ví dụ như ngửi hay sờ
  • Ăn uống bất thường: chỉ thích món nào đó hoặc từ chối ăn một số món
  • Phản ứng cảm xúc bất thường, ví dụ vừa hờn giận xong rồi lại ngồi cười khanh khách
  • Tự gây tổn thương, ví dụ cắn tay chân
  • Có thể có khả năng đặc biệt (rất hiếm và thướng có ích): VD có thể nhớ được tất cả mọi con số xuất hiện trên bảng thông tin hay tờ giấy dày đặc.

 

Lớp Tiền Tiểu học năm học 2023
17-03-2023

Bắt đầu từ tháng 3/2023, trung tâm triển khai lớp Tiền Tiểu học nhằm chuẩn bị một tâm thế tốt nhất cho trẻ có nhu cầu đặc biệt sinh năm 2017 vào lớp 1. Với mục tiêu cho trẻ làm quen với những hoạt động của trẻ lớp 1 như là làm quen với chữ […]

Read More
KỸ NĂNG QUAN SÁT Ở TRẺ TỰ KỶ
16-08-2021

Một trong những trở ngại chính trong quá trình phát triển mà nhiều trẻ tự kỷ gặp phải là thiếu kỹ năng quan sát. Học quan sát là việc quá trình không có sự hướng dẫn rõ ràng, chỉ bằng cách quan sát người khác làm điều gì đó và thực hiện lại những gì […]

Read More
Vai trò của gia đình trong quá trình can thiệp dành cho trẻ tự kỷ
29-09-2020

Gia đình là một nhân tố rất quan trọng trong môi trường gần nhất của trẻ, mọi thành viên trong gia đình đều tiếp xúc với trẻ hàng ngày, kích thích sự phát triển về mọi mặt của trẻ đặc biệt là ngôn ngữ và kỹ năng nhận biết về môi trường xung quanh trẻ. Gia […]

Read More