Tăng động giảm chú ý – ADHD

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là rối loạn tâm thần và thần kinh – hành vi, đặc trưng bởi khó khăn trong việc tập trung hoặc tăng hoạt động/ xung động hay kết hợp cả giảm tập trung chú ý và tăng hoạt động/ xung động

  • ADHD là một tình trạng mãn tính đặc trưng bởi mức độ phát triển không phù hợp của thiếu chú ý, xung động và hiếu động thái quá, hay sự kết hợp của các triệu chứng này.
  • Suy yếu của những triệu chứng trên phải có mặt trong hai hoặc nhiều hơn các môi trường (gia đình, lớp học, phòng khám, nơi công cộng …)

CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CHO ADHD

  1. GIẢM CHÚ Ý
  • Không thể chú ý tới chi tiết hoặc mắc lỗi
  • Khó duy trì chú ý trong các nhiệm vu hay trò chơi
  • Không nghe khi ai đó nói chuyện trực tiếp
  • Không theo các chỉ dẫn hay không thể hoàn thành bài, công việc, việc nhà …
  • Khó khăn trong việc tổ chức nhiệm vụ hay hoạt động
  • Lảng tránh, không thích hoặc miễn cưỡng trong việc tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi sự cố gắng
  • Mất những đồ vật không cần thiết
  • Dễ phân tán
  • Hay quên, đãng trí

2.  TĂNG HOẠT ĐỘNG

  • Cựa quậy tay hoặc chân hoặc uốn mình trên ghế
  • Rời khỏi chỗ ngồi trong lớp hoặc các tình huống khác trong đó yêu cầu phải ngồi tại chỗ
  • Chạy xung quanh hoặc leo treo quá mức trong những tình huống không phù hợp
  • Gặp khó khăn khi chơi hay tham gia vào các hoạt động giải trí đòi hỏi sự im lặng
  • Liên tục hoạt động hoặc hành động như được “gắn động cơ”
  • Nói quá nhiều

3. XUNG ĐỘNG

  • Thường xuyên buột miệng hay trả ời câu hỏi khi chưa được hỏi xong
  • Gặp khó khăn trong việc xếp hàng hoặc thứ tự đến lượt
  • Thường làm phiền hoặc xen vào công việc của người khác (như can thiệp vào hội thoại hay trò chơi của người khác)

Muốn đánh giá trẻ đó thuộc thể ADHD nào thì dựa trên tiêu chí:

6 – 6 – 12

CÁC THỂ ADHD

  • ADHD, thể hết hợp (tức là cả mất tập trung và tăng động – xung động)
  • ADHD, Thể mất tập trung là chủ đạo
  • ADHD, thể xung động

CÁC ĐẶC ĐIỂM THƯỜNG GẶP Ở TRẺ ADHD

  •  Kém chịu đựng với những thất vọng, tuyệt vọng
  • Bùng phát cơn giận
  • Hách dịch
  • Bướng bỉnh
  • Sự nài nỉ/ khăn khăn khi yêu cầu điều gì đó
  • Cảm xúc không ổn định
  • Dễ nhụt chí
  • Cảm giác khó chịu
  • Bị bạn bè loại ra khỏi nhóm chơi
  • Dễ bị thương
  • Khó khăn trong kỹ năng giao tiếp, khó kết bạn, thường ít bạn, không được trẻ khác thích hay chơi cùng
  • Việc học nói chung, điếm số và kết quả học tập thường thấp hơn khả năng thực sự vì trẻ không thể ngồi yên tập trung học
  • Học kém các môn học liên quan đến sự tập trung trong thời gian dài hay tưởng tượng: như tập viết, ghép vần, đọc, hay văn học/ tập làm văn
  • Hay gặp khó khăn trong kỹ năng vận động tinh (tức vận động của hai bàn tay và các ngón tay)
Can thiệp với trẻ tăng động giảm chú ý
28-05-2020

Trẻ tăng động giảm chú ý (hay còn viết tắt là ADHD) là một trong những rối loạn tinh thần phổ biến ảnh hưởng đến trẻ em cũng như ở người lớn. Theo DSM 5, ADHD là tình trạng biểu hiện quá mức tình trạng không tập trung chú ý, hoạt động không kiểm soát […]

Read More