Tin tức

05-01-2018

CÁC DẠNG RỐI LOẠN GIAO TIẾP VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CHÍNH

  1. RỐI LOẠN NGÔN NGỮ

A. Khó khăn dai dẳng trong việc hình thành và sử dụng ngôn ngữ trong các phương thức (nói, viết, ngôn ngữ kí hiệu) dẫn đến suy giảm khả năng hiểu hoặc những vấn đề dưới dây:

  • Giảm vốn từ (hiểu và sử dụng từ)
  • Hạn chế cấu trúc câu (khả năng đặt câu đúng ngữ pháp)
  • Làm hỏng cuộc nói chuyện (khả năng sử dụng từ và kết nối câu để diễn giải hoặc mô tả 1 chủ đề hoặc 1 chuỗi sự kiện hoặc có 1 cuộc nói chuyện)

B. Khả năng ngôn ngữ thấp đáng kể so với lứa tuổi, dẫn đến hạn chế hiệu quả giao tiếp, tham gia xã hội, thành tích học tập, khả năng nghề nghiệp, riêng lẻ hoặc kết hợp.

C. Các triệu chứng khởi phát trong thời kỳ phát triển (tâm lý) sớm.

D. Những khó khăn không do suy giảm nghe hoặc tổn thiệt ở giác quan khác, rối loạn vận động, hoặc thuốc hoặc bệnh thần kinh và không được giải thích tốt hơn bởi các rối loạn phát triển trí tuệ hoặc trễ phát triển tổng thể.

2. RỐI LOẠN PHÁT ÂM

  • Khó khăn dai dẳng trong việc phát âm cản trở việc hiểu lời hoặc khó giao tiếp bằng ngôn ngữ.
  • Rối loạn làm hạn chế hiệu quả giao tiếp, cản trở tham gia xã hội, thành tích học tập hoặc hoạt động nghề nghiệp.
  • Các triệu chứng khởi phát trong thời kỳ phát triển sớm
  • Những khó khăn không do bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải như liệt não, hở hàm ếch, điếc, tổn thương, chấn thương não hoặc các bệnh cơ thể hay thần kinh khác.

3. RỐI LOẠN GIAO TIẾP XÃ HỘI

A. Khó khăn dai dẳng trong giao tiếp xã hội dùng lời và không dùng lời biểu thị bởi tất cả những điều sau:

  • Suy giảm trong sử dụng giao tiếp cho các mục đích xã hội, như chào hỏi và chia sẻ thông tin bằng cách thức phù hợp với hoàn cảnh xã hội.
  • Suy giảm khả năng thay đổi giao tiếp cho phù hợp hoàn cảnh hoặc nhu cầu của người nghe, như nói trong lớp học hoặc trong sân chơi nói chuyện bởi một đứa trẻ khác biệt với một người lớn, và tránh sử dụng ngôn ngữ quá hình thức.
  • Khó tuân theo những nguyên tắc giao tiếp và người nói chuyện, như quay trở lại mạch giao tiếp, nói lại bằng các từ khác khi bị hiểu sai, và biết cách sử dụng lời nói hoặc ký hiệu không lời để điều chỉnh tương tác.
  • Khó khăn trong việc hiểu những điều buộc phải suy luận và những câu hiểu không theo nghĩa đen (ý nghĩa ẩn dụ) hoặc nước đôi (thành ngữ, câu đùa, phép ẩn dụ, đa nghĩa mà hiểu phụ thuộc vào tình huống)

B. Sự suy giảm dẫn đến hạn chế hiệu quả giao tiếp, tham gia hội, nhóm, ảnh hưởng đến thành tích học tập hoặc hoạt động nghề nghiệp, những hoạt động riêng lẻ hoặc kết hợp.

C. Những triệu chứng này khởi phát trong thời kỳ phát triển sớm (cũng có thể không đầy đủ rõ ràng đến khi đòi hỏi của giao tiếp xã hội đối với trẻ và vượt quá khả năng hạn chế của trẻ)

D. Các triệu chứng không do một bệnh cơ thể; bệnh thần kinh hoặc khả năng cấu trúc từ và ngữ pháp hạn chế, và không được giải thích tốt hơn bởi rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn phát triển trí tuệ, chậm phát triển tổng thể hoặc một rối loạn tâm thần khác.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận