Tin tức

03-04-2019

Hiện nay, Rối loạn phổ Tự Kỷ ngày càng trở thành cụm từ được nhắc đến rất nhiều. Không chỉ trên các phương tiện truyền thông, trên mạng Internet mà còn trong chính những chúng ta. Những cụm từ như “Tự kỷ”, “Tăng động giảm chú ý” thường xuyên được đề cập đến, nhưng để thực sự hiểu về những bạn bị mắc chứng RLPTK thì đối với toàn xã hội vẫn còn hơi lạ lẫm.

Tháng 4 được gọi là tháng của những người mắc chứng Tự Kỷ, nhân dịp này TT Autism EDU chia sẻ một số thông tin mới nhất về TỰ KỶ cho những cha mẹ đang tìm hiểu về rối loạn này. Những kiến thức này được dịch và chia sẻ từ FB chị Linh Đào – một người mẹ có con mắc chứng Tự Kỷ, nhưng hơn 10 năm qua không lúc nào chị ngừng cố gắng và nỗ lực làm những điều tốt nhất cho con mình, đồng thời chị cũng dịch sách, chia sẻ tài liệu cho những cha mẹ hoặc những nhà chuyên môn quan tâm tới Hội chứng Rối loạn này.

 

TỰ KỶ

THỰC TRẠNG VÀ CON SỐ

TỶ LỆ BAO PHỦ

Năm 2018 CDC cho biết khoảng 1 trong số 59 trẻ có chẩn đoán tự kỷ.

  • 1 trong 37 bé trai
  • 1 trong 151 bé gái
  • Thường gặp ở bé trai nhiều gấp 4 lần bé gái.
  • Hầu hết đến tận 4 tuổi, trẻ mới được chẩn đoán tự kỷ, dù có thể phát hiện chuẩn xác từ 2 tuổi.
  • 31% trẻ tự kỷ có khuyết tật trí tuệ (chỉ số IQ <70), 25% ở khoảng ranh giới (IQ 71–85), và 44% có chỉ sốIQ từ trung bình trở lên (nghĩa là IQ >85).
  • Tự kỷ xuất hiện ở mọi sắc tộc và tầng lớp xã hội.
  • Các nhóm thiểu số thường chẩn đoán phát hiện tự kỷ muộn hơn và kém thường xuyên hơn.
  • Phát hiện sớm giúp trẻ có cơ hội tốt nhất để phát triển lành mạnh và tốt cho cả cuộc đời sau này.
  • Chưa có công cụ y khoa nào để phát hiện tự kỷ.

NGUYÊN NHÂN

  • Khoa học cho biết yếu tố gen có vai trò nào đó trong hầu hết các ca tự kỷ.
  • Trẻ sinh ra khi bố mẹ lớn tuổi có nguy cơ tự kỷ cao hơn.
  • Cha mẹ đã có một con tự kỷ thì xác suất có con tiếp theo cũng tự kỷ là 2% đến 18%.
  • Các nghiên cứu cho thấy với các ca sinh đôi giống nhau, nếu một trẻ tự kỷ, thì 36% đến 95% trẻ còn lại cũng tự kỷ. Nếu sinh đôi khác nhau, một trẻ có tự kỷ thì 31% trẻ còn lại cũng tự kỷ.
  • Trong suốt hai thập kỷ qua, rất nhiều nghiên cứu sâu rộng đã tìm cách trả lời câu hỏi liệu có mối liên hệ nào giữa vắc xin và tự kỷ không. Và kết quả nghiên cứu cho thấy rất rõ: Vắc xin không gây ra tự kỷ.

CAN THIỆP VÀ HỖ TRỢ

  • Can thiệp sớm có thể cải thiện kỹ năng học, giao tiếp, và xã hội, cũng như sự phát triển của não.
  • Phương pháp phân tích hành vi ứng dụng (ABA) và các trị liệu dựa trên nguyên tắc này là những cách can thiệp hành vi được nghiên cứu nhiều nhất và sử dụng rộng rãi nhất cho tự kỷ.
  • Nhiều trẻ tự kỷ cũng cải thiện nhờ được can thiệp cả về âm ngữ trị liệu và hoạt động trị liệu.

Trẻ bị suy thoái hay mất các kỹ năng như ngôn ngữ và quan tâm đến xã hội được thấy ở 1 trong số 5 trẻ sau này có chẩn đoán tự kỷ và thường xảy ra khoảng từ 1 đến 3 tuổi.

CÁC KHÓ KHĂN ĐI KÈM

  • Khoảng 1/3 người tự kỷ không nói được.
  • 31% trẻ tự kỷ khiếm khuyết về trí tuệ (chỉ số IQ <70) gây khó khăn lớn cho sinh hoạt hàng ngày, 25% ở khoảng ranh giới (IQ 71–85).
  • Gần một nửa người tự kỷ hay đi lạc hoặc đi khỏi nơi an toàn.
  • Gần 2/3 trẻ tự kỷ trong độ tuổi từ 6 đến 15 từng bị bắt nạt.
  • Gần 28% trẻ tự kỷ 8 tuổi có hành vi tự làm đau mình. Thường gặp nhất là đập đầu, cắn tay, và cào xước da.
  • Chết đuối vẫn là nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu của trẻ tự kỷ và chiếm khoảng 90% các ca tử vong liên quan đến các vụ đi lạc ở trẻ dưới 14 tuổi.

CÁC VẤN ĐỀ VỀ THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN ĐI KÈM

  • Tự kỷ có thể tác động đến toàn bộ cơ thể.
  • Tăng động giảm tập trung chú ý (ADHD) có ở khoảng 30% đến 61% trẻ tự kỷ.
  • Hơn một nửa trẻ tự kỷ có vấn đề kinh niên về giấc ngủ.
  • Rối loạn lo âu gặp ở 11% đến 40% trẻ và thanh thiếu niên tự kỷ.
  • Trầm cảm ảnh hưởng đến khoảng 7% trẻ tự kỷ và 26% người lớn tự kỷ.
  • Trẻ tự kỷ dễ có các rối loạn về tiêu hóa kinh niên gấp 8 lần trẻ khác.
  • Có đến 1/3 người tự kỷ có động kinh.
  • Các nghiên cứu cho thấy tâm thần phân liệt có ở 4% đến 35% người tự kỷ trưởng thành. Tâm thần phân liệt thường gặp ở khoảng 1.1 % toàn bộ dân số.
  • Các vấn đề sức khỏe đi đôi với tự kỷ tồn tại suốt cả đời – từ khi bé đến tận khi già. Gần 1/3 (32 %) số trẻ tự kỷ từ 2 đến5 tuổi bị quá cân và 16 % bị béo phì. Chưa đến 1/4 (23 %) toàn bộ các trẻ từ 2 đến5 tuổi bị quá cân và chỉ 10 % bị béo phì.
  • Risperidone và aripiprazole là hai loại thuốc được FDA phê chuẩn được phép dùng để giúp người tự kỷ bớt bồn chồn và khó chịu.

GÁNH NẶNG CHO GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHĂM SÓC

  • Trung bình, một người tự kỷ ở Mỹ tiêu hết 60,000 đô la Mỹ/năm khi còn nhỏ, bao gồm chi phí cho những dịch vụ đặc biệt và số tiền lương mất đi do một hoặc cả hai bố mẹ phải dồn sức chăm sóc cho trẻ. Nếu trẻ có khiếm khuyết trí tuệ thì chi phí này còn cao hơn.
  • Mẹ của trẻ tự kỷ, thường sẽ phải là người bao quát mọi việc của trẻ và vận động tìm dịch vụ hỗ trợ trẻ, thường khó có thể ra ngoài đi làm. Trung bình, họ làm ít hơn người khác vài giờ mỗi tuần và kiếm được ít hơn các mẹ có con bình thường 56% và ít hơn mẹ của những trẻ có khuyết tật hoặc rối loạn khác 35%.

TỰ KỶ KHI TRƯỞNG THÀNH

  • Trong 10 năm tới, ước tính ở Mỹ sẽ có 500,000 thiếu niên (50,000 mỗi năm) sẽ bước vào tuổi trưởng thành và thôi không còn được hưởng các dịch vụ cho tự kỷ tại trường học.
  • Thiếu niên tự kỷ được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng ½ số có các vấn đề sức khỏe khác. Thanh niên tự kỷ có các vấn đề sức khỏe đi kèm còn ít có cơ hội nhận được hỗ trợ hơn.
  • Nhiều thanh niên tự kỷ không được chăm sóc sức khỏe nhiều năm sau khi không còn được chế độ thăm khám bác sỹ nhi khoa.
  • Hơn một nửa thanh niên tự kỷ ở Mỹ không có việc làm và không được vào học lên trong vòng 2 năm tốt nghiệp cấp 3. Tỷ lệ này thấp hơn so với thanh niên có các khuyết tật khác, như khuyết tật học tập, khuyết tật trí tuệ hoặc khiếm khuyết về ngôn ngữ.
  • Trong số 18,000 người tự kỷ được đào tạo nghề do chính phủ Mỹ tài trợ vào năm 2014, chỉ có 60% có việc làm sau khi học xong. 80% trong số này làm việc bán thời gian với mức lương trung bình là 160 đô la Mỹ/tuần, là mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo khổ.
  • Gần ½ số người tự kỷ ở độ tuổi 25 chưa bao giờ có công việc được trả lương.
  • Các nghiên cứu cho thấy các công việc khuyến khích người tự kỷ tự lập làm giảm các triệu chứng của tự kỷ và tăng kỹ năng sống.
  • Trong 10 năm tới, ước tính ở Mỹ sẽ có 500,000 thiếu niên (50,000 mỗi năm) sẽ bước vào tuổi trưởng thành và thôi không còn được hưởng các dịch vụ cho tự kỷ tại trường học.
  • Thiếu niên tự kỷ được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chỉ bằng ½ số có các vấn đề sức khỏe khác. Thanh niên tự kỷ có các vấn đề sức khỏe đi kèm còn ít có cơ hội nhận được hỗ trợ hơn.
  • Nhiều thanh niên tự kỷ không được chăm sóc sức khỏe nhiều năm sau khi không còn được chế độ thăm khám bác sỹ nhi khoa.
  • Hơn một nửa thanh niên tự kỷ ở Mỹ không có việc làm và không được vào học lên trong vòng 2 năm tốt nghiệp cấp 3. Tỷ lệ này thấp hơn so với thanh niên có các khuyết tật khác, như khuyết tật học tập, khuyết tật trí tuệ hoặc khiếm khuyết về ngôn ngữ.
  • Trong số 18,000 người tự kỷ được đào tạo nghề do chính phủ Mỹ tài trợ vào năm 2014, chỉ có 60% có việc làm sau khi học xong. 80% trong số này làm việc bán thời gian với mức lương trung bình là 160 đô la Mỹ/tuần, là mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo khổ.
  • Gần ½ số người tự kỷ ở độ tuổi 25 chưa bao giờ có công việc được trả lương.
  • Các nghiên cứu cho thấy các công việc khuyến khích người tự kỷ tự lập làm giảm các triệu chứng của tự kỷ và tăng kỹ năng sống.

GÁNH NẶNG CHO XÃ HỘI

  • Chi phí để chăm sóc một người Mỹ tự kỷ đã lên đến 268 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015 và sẽ tăng lên 461 tỷ đô vào năm 2025 nếu không có các can thiệp và hỗ trợ hiệu quả hơn trong suốt cuộc đời họ.
  • Phần lớn chi phí cho người tự kỷ ở Mỹ là các dịch vụ cho người trưởng thành – ước tính 175 đến 196 tỷ đô la Mỹ/năm, cho trẻ tự kỷ là 61 đến 66 tỷ đô/năm.
  • Trung bình, các chi phí chăm sóc y tế cho trẻ và người lớn tự kỷ nhiều gấp 4.1 đến 6.2 lần so với những người khác.

Nguồn: Autism Speaks

Phỏng dịch: Nuoicontuky.info

 

 

 

 

 

 

 

 

https://lookaside.fbsbx.com/file/Light%20it%20up%20blue.pptx?token=AWxHVVCB3RpYr921K6P-Sk0jXnoo3hcuMXM5_Wl17t5_uRd_A79z6lWFNkiRk8fpVYdwd7z38LhWY9K0PhtBWn_R3yU-qcKZZoecOjnokYA3nG0LwdtLAKPbqYiJfaqCsT2GjXrLvgbrz4M__FYCaEtARUdNYmigmQZwvbVUHvqOxINp-e_oKYh6PM9eAT5rzJGDyXB4ZAiHqajT4saokvCU

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận