Điện thoại
024 777 25 777Địa chỉ: số 33, ngõ 61, Thái Thịnh,
Đống Đa, Hà Nội
T2 - T6: 7:30 - 17:30
T7: 8:00 - 16:00
1. Tiêu chí xác định người bị khuyết tật trí tuệ
– Dưới mức trí tuệ trung bình một cách rõ rệt (IQ<70, đo bằng test trí tuệ tiêu chuẩn)
– Suy yếu trong hoạt động, chức năng thích nghi
– Các khuyết tật hình thành trong quá trình phát triển
2. Người bị khuyết tật trí tuệ mang những đặc điểm sau:
– Chậm về khả năng nghe – hiểu và nói.
– Trí nhớ kém, học rồi quên.
– Khó tiếp thu những quy ước, quy định xã hội
– Khó khăn trong những kỹ năng giải quyết vấn đề
– Chậm trong sự phát triển các hành vi thích nghi như tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân.
– Thiếu sự kiềm chế ở nơi công cộng.
3. Phân loại khuyết tật trí tuệ
* Mức độ nhẹ: không biểu hiện rõ trước khi vào lớp 1, tự lớp 1 đến trưởng thành gặp khó khăn trong học tập và tư duy trừu tượng.
* Mức độ trung bình: ngay từ bé và trong suốt quá trình phát triển, khả năng khái niệm hóa và học tập kém hơn; trước khi học lớp 1: khả năng ngôn ngữ chậm hơn.
* Mức độ nặng: kỹ năng khái niệm hóa kém hơn hẳn, rất khó khăn trong việc nhận biết và hiểu con số, chữ viết.
* Mức độ trầm trọng: hầu như chỉ có khả năng tư duy trực quan với đồ vật, cần hỗ trợ suốt đời.
Đối với trẻ dưới 6 tuổi, việc sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ thường khó khăn hoặc thiếu chính xác. Trẻ có những nghi ngờ khuyết tật trí tuệ thường có biểu hiện chậm hơn ở một số lĩnh vực phát triển như: ngôn ngữ, giao tiếp, vận động, kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội… Nhưng những trẻ có thể phát triển và “đuổi kịp” các bạn khi lớn hơn.
Autism Edu © 2017